21 C
Vietnam
Thứ Sáu, Tháng Chín 22, 2023
spot_img

Cập nhật thị trường 06/12/2022

Mục lục:
1/ Vnindex và diễn biến thị trường
2/ USD giảm, Trung Quốc kết thúc Zero Covid tác động đến dòng vốn hiện tại
3/ Làm gì khi xuất hiện phiên phân phối thứ 2?

Cung chốt lời gia tăng khiến TTCK Việt Nam có phiên lùi khá sâu. Các chỉ số biến động dưới vùng tham chiếu với áp lực bán mạnh dần lên về cuối phiên và đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày. Chỉ số VNIndex giảm 44.98 (-4,11%) về còn 1.048,69 điểm với sắc đỏ bao phủ trên diện rộng. Sàn HOSE ghi nhận 391 mã giảm, trong đó 93 mã giảm sàn. Đây cũng chính là phiên phân phối thứ 2 của thị trường.

1/ Vnindex và diễn biến thị trường

Đồ thị Vnindex

Kiểm định vùng kháng cự 1.100 điểm không thành công trong phiên 05.12, chỉ số VNIndex điều chỉnh mạnh với một cây nến đỏ thân dài trên đồ thị ngày và kết phiên tại 1.048,69 điểm. KLGD ghi nhận ở mức cao với hơn 1,3 tỷ đơn vị trên HOSE, cho thấy áp lực chốt lời gia tăng trong ngắn hạn.

Theo quán tính, chỉ số VNIndex khả năng sẽ tiếp tục giảm và kiểm định trở lại vùng hỗ trợ gần 1.022-1035 điểm trước khi hình thành xu thế tiếp theo.

Các nhóm ngành như Dầu khí, Chứng khoán, Ngân hàng, Bán lẻ, Thép-Tôn mạ giảm mạnh nhất phiên này do cung chốt lời dứt khoát hơn khi đã tăng đáng kể ở những phiên trước đó. Nhóm Thép-Tôn mạ hầu hết dư bán sàn lúc đóng cửa. Tình trạng này cũng diễn ra ở nhóm Chứng khoán; riêng SSI và VND trong nhóm có giá cổ phiếu được nâng đỡ một phần nhờ dòng tiền khối ngoại. Ở nhóm Bất động sản và Xây dựng cũng có hàng loạt mã giảm hết biên độ về cuối phiên như CEO, DIG, NVL, DXG,…

Mặc dù vậy, dòng tiền trên thị trường vẫn mạnh giúp hấp thụ tốt lực cung, thanh khoản khớp lệnh trên HOSE vọt lên 21,7 nghìn tỷ đồng. Một phần dòng tiền cũng luân chuyển sang các nhóm chưa tăng nhiều trước đó và giúp các nhóm này tăng mạnh về giá lẫn KLGD như Cảng & Vận tải biển (HAH dư mua trần)), Phân bón (BFC tăng trần, DCM +4,3%, DPM +3%), Nông nghiệp (HAG, VHC, ANV, IDI dư mua trần)

2/ USD giảm, Trung Quốc kết thúc Zero Covid tác động đến dòng vốn hiện tại

Dòng vốn vào cổ phiếu theo thị trường theo tháng

Dòng vốn vào cổ phiếu thị trường mới nổi (EM) cải thiện, vào ròng 9,9 tỷ USD, trong đó đáng chú ý từ khu vực Châu Á. Đồng USD yếu đi giúp dòng vốn chuyển hướng vào thị trường mới nổi, trong khi đó câu chuyện về việc Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách Covid-19 giúp dòng tiền đẩy mạnh các quốc gia trong khu vực Châu Á như Việt Nam, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan. Yếu tố này đã giúp thị trường chứng khoán Châu Á trong tháng 11 có mức tăng vượt trội, khi chỉ số MSCI Châu Á (trừ Nhật Bản) tăng tới 18,8%, so với mức khiêm tốn 5,6% của S&P500.

Nhịp giảm mạnh của thị trường trong tháng 10 và nửa đầu tháng 11 đã kích hoạt dòng vốn giải ngân vào thị trường cổ phiếu Việt Nam. Trong đó, dòng tiền tích cực lan tỏa ở nhiều quỹ ETF khi có tới 9/14 quỹ ghi nhận được dòng vốn tăng thêm trong tháng. Nổi bật nhất là các quỹ Fubon (+2.722 tỷ đồng), VNDiamond (+1.952 tỷ), VanEck (+972 tỷ), VFM VN30 (+689 tỷ), VNFIN Lead (+468 tỷ), và FTSE Vietnam (+354 tỷ).

Khối ngoại đẩy mạnh mua vào trong tháng, với tổng giá trị mua ròng đạt 16,9 nghìn tỷ đồng trên 3 sàn, mức cao nhất theo tháng kể từ tháng 5/2018 (+22,8 nghìn tỷ đồng). Nhờ sự tham gia gia tích cực, tỷ trọng giao dịch của khối ngoại đạt 14% trong tháng 11, cao hơn mức 11,1% ở tháng 10 và bỏ xa mức 8,3% bình quân 11 tháng đầu năm 2022. Thu hút dòng tiền mạnh từ khối ngoại là các mã vốn hóa trụ cột đầu ngành, chủ yếu ở nhóm Bất động sản (VHM +1,7 nghìn tỷ, KDH +1,2 nghìn tỷ, VIC +842 tỷ), Tài chính (STB +13, nghìn tỷ, SSI +1 nghìn tỷ, CTG +745 tỷ), Tiêu dùng (MSN +1 nghìn tỷ, VNM +648 tỷ).

3/ Làm gì khi xuất hiện phiên phân phối thứ 2?

Như hướng dẫn ở trên, với 2 ngày phần phối, chúng ta chưa cần hành động. Việc của chúng ta là đừng quá để ý vào thị trường, việc của chúng ta khi bắt đầu một con sóng tăng mạnh mẽ, khi bắt dầu bước vào thị trường con bò, ngay lập tức chúng ta phải đi tìm kiếm các Cổ phiếu có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ nhất trên thị trường.

Để một cổ phiếu tăng mạnh, tăng lâu, cùng có những đoạn điều chỉnh lành mạnh để rũ bỏ bớt lượng NĐT yếu ớt đang đu bám. Những “ly rượu” trên thị trường cũng vậy, nó góp phần làm điều đó, để thị trường có thể tiến xa hơn với “lượng cung” yếu ớt.

NĐT yếu ớt sẽ thấy Bank Chứng Thép BĐS sàn đồng loạt, NĐT chuyên nghiệp, không quá quan tâm vào chỉ số thị trường chung sẽ thấy Phân bón, cảng biển, thủy sản, nhóm nông nghiệp đang thi nhau "đua tím"

Related Articles

- Advertisement -spot_img

Latest Articles