1/ Sự phân hoá diễn ra mạnh mẽ trong khi thanh khoản tụt áp
Thị trường mất điểm phiên thứ 3 liên tiếp khi chỉ số VNIndex đóng cửa tại 946 điểm, giảm 6,12 điểm (-0,64%). Diễn biến chính của thị trường là giằng co biến động quanh tham chiếu trong phiên sáng và suy yếu dần trong phiên chiều. Cung cầu cùng thận trọng khiến GTGD khớp lệnh trên HOSE về mức thấp 6,9 nghìn tỷ đồng.

Số mã giảm điểm quay lại chiếm ưu thế với 335 mã trên HOSE. Rổ VN30 có 14 mã giảm và 12 mã tăng, chỉ số VN30 giảm 0,72%. Nhóm vốn hóa trung bình thấp cũng chìm trong sắc đỏ trước cung chốt lời sau 2 phiên tăng tích cực, chỉ số VNMidcap giảm 0,99% còn VNSmallcap giảm 1,8%.
Nhóm Thép-Tôn mạ sau phiên sáng duy trì sắc xanh thì đã giảm mạnh trở lại trước cung giá thấp. HPG giảm kịch sàn, trong khi NKG và HSG giảm tương ứng 5,4% và 6,3%. Tương tự, nhóm Chứng khoán cũng ngập trong sắc đỏ với mức giảm mạnh trên 3% ở hầu hết cổ phiếu.
Một loạt mã Bất động sản dư bán sàn vào cuối phiên như LDG, DIG, PDR, NVL, HBC, NBB, KHG, VCG, CII. KLGD của NVL đạt 29,7 triệu cổ phiếu, còn thanh khoản của PDR về mức thấp chỉ gần 800 nghìn cổ phiếu khớp lệnh.
Thị trường vẫn ghi nhận một số nhóm cổ phiếu diễn biến tích cực hơn thị trường chung. Cụ thể, nhóm Cảng & Vận tải biển (HAH +2,5%, GMD +2,5%, PVT +4,2%), nhóm Điện (NT2 +4,2%, POW +1%), nhóm Hàng tiêu dùng (TLG tăng trần, PNJ +2,6%, MWG +0,7%, MSN +1,2%, SAB +0,44%).
Có thể thấy nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ cao như ngành BĐS và Chứng khoán phiên hôm qua tăng tốt hôm nay lại giảm điểm rất mạnh, còn nhóm cổ phiếu cơ bản hôm nay đang kháng lại đà giảm của thị trường => sự phân hoá của thị trường vẫn diên ra rất mạnh
2/ Đồng USD sụt giảm mạnh

Chỉ số PMI của Mỹ được công bố với số liệu thực tế thấp hơn rất nhiều so với mức kỳ vọng, và đang thấp nhất trong 30 tháng trở lại đây. Theo Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng của S&P Global Market Intelligence, đã nhận xét về chỉ số PMI sản xuất của Markit tại Hoa Kỳ vào tháng 11:
② Ít áp lực hơn đối với chuỗi cung ứng một phần là dấu hiệu của nhu cầu giảm, nhưng cho đến nay trong quý IV, việc tuyển dụng ở khắp mọi nơi đều chậm lại do các công ty tập trung vào việc giảm chi phí.
③ Trong môi trường này, mặc dù áp lực lạm phát có thể sẽ tiếp tục giảm bớt trong những tháng tới, nhưng đồng thời vẫn có khả năng nền kinh tế Mỹ có thể trượt sâu hơn vào suy thoái. Điều này cũng gây thêm áp lực buộc Fed hiện tại phải giảm tốc độ tăng lãi suất.

Đồ thị USD-index ngay lập tức sụt giảm mạnh, hiện các tín hiệu cho thây đồng USD sẽ còn tiếp tục giảm, và sẽ còn giảm xuống dưới 100. => Đây cũng là một tín hiệu tích cực cho đồng tiền Việt Nam, áp lực kiểm soát tỷ giá của NHNN sẽ được giảm xuống.