26 C
Vietnam
Thứ Hai, Tháng Năm 29, 2023
spot_img

Cập nhật thị trường 26/10: Thị trường phân hoá mạnh, Khi niềm tin bị sụp đổ

Điểm nhấn:

  • Tâm lý dè chừng của nhà đầu tư vẫn, thanh khoản sụt giảm mạnh

  • Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh “nhất” thế giới

  • Đồng đô sụt giảm mạnh từ 114 về 109,7

1/ VNindex “tụt áp”, giải chấp vẫn còn tiếp diễn

Thị trường có phiên giữ điểm tích cực, tuy nhiên sự phân hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ. Sự “Tụt áp” thanh khoản thể hiện tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư đã giảm bớt, kèm theo đó là hiện tượng giải chấp đã giảm bớt ở một số ngành, riêng ngành vài ngành như Bất động sản thương mại, Bất động sản khu công nghiệp, Năng lượng, Xây dựng thì hiện tượng FORCESELL vẫn còn diễn ra => “Dòng tiền mới” rất sợ những doanh nghiệp có nhiều Trái phiếu, có nhiều vay nợ. 

Về tín hiệu kỹ thuật: thị trường có phiên nỗ lực phục hồi thứ 2,  thị trường cần sớm lấy lại vùng cản 1000 để duy trì trạng thái tích cực ở chỉ số VNindex.

2/ Tại sao Việt Nam đang “đi ngược” với thế giới

Nhìn vào hình trên, mọi người cũng thấy được rằng, gần như thị trường chứng khoán của các nền kinh tế lớn trên thế giới đều đang hồi phục. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam đang “đi ngược” với thế giới? Câu trả lời nằm ở 2 chữ “Niềm Tin”

Kể từ giai đoạn Covid 03/2020, một số lượng rất lớn NĐT mới đổ vào thị trường chứng khoán, những NĐT này được gọi là F0. Trong một giai đoạn khủng hoảng, không thể kinh doanh sản xuất, bất động sản thì lại khó tiếp cận vì nhiều lý do, kể cả các kênh như xổ số, cá độ đều bị gián đoạn, thì kênh thị trường chứng khoán, một kênh đầu tư minh bạch, được chính phủ bảo vệ là kênh đầu tư được nhiều NĐT gửi gắm nhất. Chính vì thị trường có một giai đoạn bứt tốc mạnh mẽ, thuộc top đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng, cho nên tạo một NIỀM TIN rất lớn cho NĐT. Cú sập giai đoạn tháng 4/2022 diễn ra vô cùng dễ hiểu vì chính sách tiền tệ bị thắt chặt, khởi phát từ FED, Ngân hàng trung ương của Mỹ. Tuy nhiên, giai đoạn tháng 9,10/2022 là một giai đoạn cực kỳ kinh khủng, một giai đoạn mà Toàn cho rằng nó đã đánh gãy NIỀM TIN của rất nhiều NĐT. Sự thanh trừng mạnh mẽ các “sếp” của thị trường chứng khoán, kê đến là tổ chức BĐS hoạt động trái pháp lý, liên tiếp sau đó là một Ngân hàng có nguy cơ phá sản, bồi theo một cú Trái phiếu “rác”. Từ các kênh đầu tư rủi ro đến an toàn, tất cả đều để lại “Drama” trong suy nghĩ của mỗi NĐT, và cuối cùng ngoài sự mất mát về của cải, thì NIỀM TIN của NĐT đã sụp đổ.

Thế mới thấy, tạo dựng được NIỀM TIN đã khó, giữ được NIỀM TIN thì càng khó hơn, phải là trách nhiệm, đạo đức hàng đầu của doanh nghiệp, doanh nhân, của các cơ quan quản lý nhà nước và cả cộng đồng, để từ đó giúp thị trường chứng khoản thể hiện được vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

3/ Đồng Đô tiệm cận vùng hỗ trợ quan trọng

Đồng đô đã có dấu hiệu suy yếu trong tháng 10, và sự điều chỉnh đã xuất hiện, đồng đô rơi từ 114 về 109,9. Tuy nhiên, đồng Đô đang rất gần đường hỗ trợ quan trọng kéo dài từ tháng 2/2022 đến hiện tại.
Trong một kịch bản tích cực ở tháng 11, FED vẫn tăng lãi suất, đồng đô vẫn đánh mất Trendline dưới, thì nhiều khả năng FED đã quá mạnh tay trong việc tăng lãi suất, và việc đồng đô tăng giá đã phản ánh “đầy đủ” những toan tính của FED.
=>Từ đó tạo cơ sở để thị trường chứng khoán tạo đáy dài hạn.

Related Articles

- Advertisement -spot_img

Latest Articles