Mục lục:
1/ VNindex và diễn biến thị trường
2/ Hãy cẩn trọng với sóng (5)
3/ “Buy Rumors – Sell News” – Mua theo tin đồn, Bán theo sự thật
1/ VNindex và diễn biến thị trường

Trên đồ thị 1H, ta có thể dễ dàng thấy được rằng VNindex hiện đang có cấu trúc 5 sóng, và hiện đang ở trong sóng (4) điều chỉnh. VNindex đang sideway trong một nêm giảm, trong kịch bản VNindex vượt cạnh trên mẫu hình nêm giảm, thị trường sẽ bước vào sóng (5) tăng giá.
Khối nước ngoài bất ngờ đẩy mạnh mua ròng trở lại với GT lên đến +898 tỷ đồng trên HOSE. Nhóm Bất động sản và nhóm Tài chính hút mạnh dòng tiền với GT mua ròng cao nhất ở NVL +159 tỷ đồng, VHM +109 tỷ đồng, DXG +50 tỷ đồng, SSI +63 tỷ đồng, VND +86 tỷ đồng, SHB +57 tỷ đồng, STB +45,6 tỷ đồng, CTG +31 tỷ đồng. Theo sau tháng 11 mua ròng kỷ lục 15,9 nghìn tỷ đồng trên HOSE, hiện GT mua ròng của khối ngoại trong tháng 12 đã ghi nhận mức +8,6 nghìn tỷ đồng.
2/ Hãy cẩn trọng với sóng (5)
Bất kỳ NĐT nào thiên về phân tích kỹ thuật, đều có một “hứng thú” nhất định với sóng Elliot, và Toàn cũng không nằm ngoài nhóm NĐT trên. Toàn tìm hiểu và giao dịch theo Elliot một khoản thời gian cũng đủ lâu, và cũng hình thành được những nguyên tắc riêng, và một trong những nguyên tắc đó là:
Hãy tham gia mạnh ở sóng (3), và tìm cách rút lui ở sóng (5)
Vậy tại sao phải tìm cách rút lui ở sóng (5)? Vì Đây là đợt sóng cuối cùng trong một xu hướng chính. Lúc này xuất hiện nhiều thông tin tích cực, hoạt động kinh doanh có triển vọng tăng trưởng. Do đó nhà đầu tư tiếp tục tham gia vào thị trường và đẩy giá vượt đỉnh sóng 3 Elliott. Tuy nhiên mức độ tăng không lớn bằng đợt sóng 3 nên sóng có lực không mạnh bằng sóng 3 và khối lượng giao dịch cũng không lớn bằng sóng 3.
3/ “Buy Rumors – Sell News” – Mua theo tin đồn, Bán theo sự thật
“Buy Rumor Sell News” (Mua tin đồn, bán sự thật) là một hiện tượng xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực. Nhưng phổ biến nhất là ở lĩnh vực tài chính. Dựa vào thuật ngữ “Buy Rumor, Sell News”, nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch theo các dự đoán trước khi có tin chính thức. Những quyết định như thế sẽ giúp họ thu về lợi nhuận khổng lồ. Bên cạnh đó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Nhà giao dịch chuyên nghiệp đưa ra các dự đoán động thái giá trị dựa vào những gì họ tin rằng sẽ trở thành sự thật. Chẳng hạn như dự đoán về các báo cáo tài chính hoặc sự kiện kinh tế sắp diễn ra.
Khi họ mua vào cổ phiếu/ ngoại tệ dựa vào dự đoán như vậy, nó được gọi là giai đoạn “ Buy Rumors ”. Sau khi các báo cáo chính thức được đưa ra hay sự kiện họ mong đợi xảy ra, “tin đồn” sẽ trở thành “sự thật”. Đây là lúc nhà giao dịch bán tài sản ra thị trường – “ Sell News ”
Nỗi thất vọng lớn của các nhà giao dịch đó chính là mua vào loại cổ phiếu/ đồng tiền mà họ tin rằng sẽ tăng giá. Nhưng cuối cùng, lại bị mất giá trong đợt bán tháo. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thất bại này. Tuy nhiên chủ yếu là do khác biệt trong cách các nhà giao dịch xử lý thông tin. Và ý tưởng này đã được nêu bật trong cuốn sách “Tư duy Nhanh và Chậm” của Daniel Kahnema – Nhà kinh tế học đã đoạt giải Nobel Kinh tế năm vào 2002.
Áp dụng vào chính sách lãi suất đợt hiện tại

Thị trường Mỹ tăng mạnh, DXY giảm mạnh sau khi FED tăng 75 điểm cơ bản. Điều đó cho thấy rằng kể từ lúc bắt đầu đợt phục hồi của Dowjones, NĐT đã “bet” vào cửa FED sẽ tăng 0.5% trong đợt quyết định lãi suất sắp tới.
Và khi mọi sự đã quá rõ ràng, khi mà CPI giảm mạnh, thì FED gần như sẽ tăng 50 điểm cơ bản đợt này, đây cũng là lúc giá đã chạy xong, các “bet thủ” sẳn sàng vào vị trí chốt lời sau khi FED chính thức công bố chính sách lãi suất.
Trên đồ thị kỹ thuật, chỉ số DXY đã tiến về vùng hỗ trợ 104, kèm theo đó là tín hiệu phân kỳ MACD, khả năng sắp tới, chỉ số đồng USD sẽ sớm có một đợt hồi phục lên vùng 107.