Nhìn chung thị trường hồi phục với thanh khoản kém, có thể thấy được rằng “phe mua” vẫn còn lưỡng lự, không mặn mà lắm trong nhịp bắt này. Với 5 phiên phân phối đang hiện hữu, thị trường hiện đang trong tình trạng “Lượng cung treo lơ lững trên đầu”.
Mục lục:
1/ VNindex và hành động của NĐT hiện tại
2/ Làm gì trong một thị trường con bò như không “Tót”
3/ 3/ Ý nghĩa của điểm mua kéo ngược(Pullback)
1/ VNindex và hành động của NĐT hiện tại
Sau phiên giảm sâu hôm qua, thị trường diễn biến thận trọng trong phiên sáng nay khi nhịp độ giao dịch chậm và các chỉ số bám sát mốc tham chiếu. Tuy nhiên, lực cầu bất ngờ tăng trở lại từ đầu phiên chiều và được đẩy mạnh cho đến hết phiên. Chỉ số VNIndex đóng cửa tăng 19.36 điểm (+1,97%) và vượt lại mốc tâm lý 1.000 điểm lên 1.004,57 điểm.
Nhìn chung thị trường hồi phục với thanh khoản kém, có thể thấy được rằng “phe mua” vẫn còn lưỡng lự, không mặn mà lắm trong nhịp bắt này. Với 5 phiên phân phối đang hiện hữu, thị trường hiện đang trong tình trạng “Lượng cung treo lơ lững trên đầu”.
=>Chúng ta cần thấy “Những chú BÒ” cần những hành động quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, để có thể lấy lại thế thượng phong của mình.

Để thị trường khỏe hơn chúng ta phải hiểu nguyên tắc vô hiệu hóa phiên phân phối. Có 2 cách để vô hiệu hóa phiên phân phối:
Cách 1: Phiên phân phối chỉ tồn tại trong 25 phiên gần nhất => nếu vượt quá 25 phiên, phiên phân phối sẽ bị vô hiệu hóa.
Cách 2: Nếu chỉ số thị trường tăng 5% kể từ giá đóng cửa của phiên phân phối => Phiên phân phối sẽ bị vô hiệu hóa.
Để vô hiệu hóa theo cách 1, chúng ta cần ít nhất thêm 10 phiên nữa (quá lâu để hành động) chính vì thế, ở giai đoạn hiện tại, chúng ta phải áp dụng cách thứ 2, để hiểu hành động giá của thị trường.
Cách 2 hoạt đông như sau: Nếu thị trường tiến lên vùng 1034.5, chúng ta sẽ vô hiệu hóa phiên phân phối ngày 27/12, sau đó nếu thị trường tiến đến 1074.5, chúng ta sẽ tiếp tục vô hiệu hóa phiên phân phối ngày 20/12.
2/ Làm gì trong một thị trường con bò như không “Tót”
Không phải bất kỳ một thị trường con bò nào cũng tăng mạnh mẽ, một thị trường con bò còn cần kết hợp với điều kiện vĩ mô, các chính sách tiền tệ của một quốc gia, hay ít nhất phải biết được mức độ “diều hâu” của FED như thế nào.
Vậy với một thị trường con bò yếu, rất dễ xảy ra những đợt bán tháo dù chỉ là một chút thông tin xấu, chúng ta phải giao dịch như thế nào? Chắc chắn điểm mua kéo ngược giai đoạn này sẽ hiệu quả. Vậy Mark Minervini đã dùng điểm mua Pullback như thế nào?

Ông thích mua cổ phiếu có đà tăng trưởng tại điểm kéo ngược (Pullback) hay thích mua tại điểm phá vỡ (breakout)? |
Minervini: Hầu hết các giao dịch mua theo điểm kéo ngược của tôi được thực hiện khi cổ phiếu vẫn ở trong một nền giá, trước khi xảy ra điểm phá vỡ. Thỉnh thoảng tôi mua khi cổ phiếu điều chỉnh về điểm phá vỡ trước đó, nhưng hiếm khi tôi mua khi giá kéo ngược về các đường MA50 ngày. sau khi xảy ra điểm phá vỡ. Thông thường, tôi hy vọng đã có sẳn cổ phiếu trước khi xảy ra hiện tượng kéo ngược Tôi mua khi nào có các điểm mua tốt với mức rủi ro thấp. Đó có thể là mua theo điểm phá vỡ hoặc mua tại các điểm kéo ngược. Tất cả đều được miễn mang lại hiệu quả. Tôi cố gắng phát hiện ra “bối cảnh” kỹ thuật ở từng chu kỳ và sau đó giao dịch theo xu hướng của thị trường trong bối cảnh đó. Điều quan trọng là đưa ra quyết định chất lượng cho mỗi giao dịch. đừng nhận lấy quá nhiều rủi ro, cho dù đó là giao dịch theo điểm kéo ngược hay điểm phá vỡ. |
=>Có thể thấy, việc phát hiện ra “bối cảnh” của từng chu kỳ(Nhận diện sóng ngành), rồi theo đó chọn cổ phiếu tốt, cuối cùng là đưa ra những quyết định mua thăm dò sớm, với một vị thế vừa phải và rủi ro ít, là cách mà Mark Minervini hay dùng.
3/ Ý nghĩa của điểm mua kéo ngược(Pullback)
Điểm mua kéo ngược xảy ra khi giá của một cổ phiếu hoặc hàng hóa tạm dừng hoặc đi ngược lại xu hướng trước đó. Đó là sự sụt giảm tạm thời, thời gian của một một đợt kéo ngược thường chỉ là một vài phiên liên tiếp(tối đa 3-4 tuần). Việc tạm dừng lâu hơn t thường được gọi là tích lũy tạo nền giá.
Hầu hết các điểm mua kéo ngược thường được quan sát tại các vùng hỗ trợ quan trọng như các đường MA, điểm pivot trước đó, hoặc các mức Fibonancci quan trọng.
Ví dụ: một cổ phiếu có thể tăng giá đáng kể sau thông báo thu nhập khả quan và sau đó trải qua đợt giảm giá (khi các nhà giao dịch với các vị thế hiện tại chốt lời, tức là bán một số hoặc tất cả các vị thế mua của họ). Tuy nhiên, thu nhập khả quan là tín hiệu cơ bản cho thấy cổ phiếu sẽ tiếp tục xu hướng tăng.