Mục lục:
1/ Nhìn lại thanh khoản của thị trường từ 2008 đến 2022
2/ VNindex và diễn biến thị trường
Bùng nổ theo đà đã xuất hiện từ 25/11, nước ngoài mua ròng kỷ lục, Thị trường bước vào thị trường con bò vì đã hồi phục được hơn 25% chỉ trong khoảng thời gian ngắn, BĐS đã bắt giảm giá, tỉ giá cũng bớt áp lực, P/E về gần bằng 2008. Rất nhiều dữ kiện cho ta thấy thị trường đã tạo đáy thành công tại vùng 880-900. Vậy lý do gì chúng ta “đem lòng” nghi ngờ thị trường?
Có phải do những đánh giá chủ quan, những tiếng nói nhỏ trong đầu mỗi nhà đầu tư rằng “thanh khoản sụt giảm mạnh, nhìn thị trường chán, tiền không có động lực đâu cổ phiếu lên”.
Việc thanh khoản duy trì ở mức thấp, đến từ rất nhiều lý do, tuy nhiên, đã bao giờ chúng ta có thắc mắc rằng: trong lịch sử, các giai đoạn mới tạo đáy dài hạn, thanh khoản có sụt giảm như vậy hay chưa? Nếu có sụt giảm thì thị trường sau đó như thế nào?
1/ Nhìn lại thanh khoản của thị trường từ 2008 đến 2022

Hình ảnh trên đã bóc trần sự thật của thị trường chứng khoán, và thể hiện một nguyên tắc rất rõ ràng Thị trường tạo đáy luôn ở trong tình trạng cạn kiệt thanh khoản, và khi tạo đỉnh thì thanh khoản gấp rất nhiều lần, 5 lần, 6 lần, thậm chí là 10 lần so với mức thanh khoản ở dưới đáy.
Chính vì vậy, đừng để yếu tố thanh khoản thị trường ở dưới đáy, mà chúng ta phớt lờ thị trường. Tâm lý NĐT là không bao giờ thay đổi trên thị trường chứng khoán, và quy luật đám đông cũng thể hiện rất rõ qua câu nói sau “Thị trường giá lên sinh ra trong bi quan, lớn lên bằng sự hoài nghi, phát triển nhờ sự lạc quan và chết đi bởi sự hưng phấn, thỏa mãn”
Tại sao khi tạo đáy, giá trị trị khớp lệnh không thể cao được?
Sau mỗi đợt giảm nghiêm trọng, tình trạng Forcesell diễn ra hàng loạt, giá cổ phiếu rẻ rất rẻ, và tâm lý NĐT cũng rất bi quan, chán nản, và mất niềm tin vào thị trường.Chính vì thế giá trị khớp lệnh sẽ rất khó để tăng cao trở lại như giai đoạn trước đây.
Vì vậy, việc kì vọng lượng giá trị giao dịch cao trong giai đoạn tạo 1 đáy lớn dài hạn là điều vô cùng khó. Thay vì lo ngại cùng đám đông, chúng ta hãy thích nghi, và tìm cho mình 1 chỗ trên con tàu, vào vị trí sẳn sàng để “lướt” trên một con sóng lớn tiếp theo
2/ VNindex và diễn biến thị trường

Nhịp hồi phục của thị trường được tiếp tục với diễn biến tương tự phiên hôm qua khi sự thận trọng diễn ra suốt phiên sáng và đà tăng đẩy mạnh lại từ đầu phiên chiều. Chỉ số VNIndex đóng cửa tăng 11,09 điểm (+1,1%) lên 1.015,66 điểm.
Vnindex hiện có 5 phiên phân phối, diễn ra trong 4 tuần, đây là một tình huống không tích cực và chúng ta không nên tranh cãi với thị trường. Trừ các NĐT đang nắm giữ nhóm Ngân hàng và nhóm vận tải dầu khí, Các NĐT khác nên tiến hành cơ cấu, hạ tỉ trọng khi thị trường tăng lên.

Nhóm Ngân hàng đóng góp nhiều mã cho điểm số chung thị trường trong phiên hôm nay. Cụ thể nhiều mã tăng rất tốt như BID +4,75%, VCB +1,14%, CTG +2%, VPB +1,4%, LPB +6,8%, OCB +5,95%, EIB +2,95%, MBB +1,16%. Trong đó, LPB, BID, OCB là các mã có KLGD vọt tăng mạnh.
Nhìn đồ thị nhóm bank, hiên momentum đang tăng rất nhanh và mạnh tiến sâu vào vùng dẫn dắt. Thanh khoản sau khi tạo đáy cũng tăng vọt, Kỳ vọng nhóm BANK sẽ sớm vượt MA200 để tiếp tục dẫn dắt thị trường.