Mục lục:
1/ Giới Thiệu
2/ Mẫu hình lá cờ hình thành như thế nào?
3/ Giao dịch với mẫu hình Lá Cờ
1/ Giới Thiệu
Mẫu hình Lá Cờ xuất hiện khá thường xuyên trong các xu hướng chính và các xu hướng trung hạn. Chúng là một khoảng dừng tạm thời đối với một xu hướng và thường nằm ở điểm giữa chặng đường của một vận động giá. Do đó, đôi khi chúng được gọi là “lá cờ đang kéo dở tới giữa cột cờ”. Mẫu hình Lá Cờ Đuôi Nheo cũng tương tự.
2/ Mẫu hình lá cờ hình thành như thế nào?
Lá Cờ giống với một hình chữ nhật hay hình bình hành được đánh dấu bằng hai đường xu hướng song song có khuynh hướng dốc ngược lại với xu hướng phổ biến. Trong xu hướng tăng, mẫu hình Lá Cờ sẽ dốc xuống và được gọi bằng nhiều cái tên như “Lá Cờ Giá Lên” hay “Lá Cờ Tăng”. Trong xu hướng giảm, mẫu hình Lá Cờ sẽ đốc lên và được gọi với những cái tên như “Lá Cờ Giá Xuống” hoặc “Lá Cờ Suy Giảm” hoặc “Lá Cờ Giảm”.
Lá Cờ ban đầu được tạo ra bởi áp lực chốt lời và nó phải lấy lại xu hướng trước đó sau ba đến bốn ngày điều chỉnh. Mặc dù mẫu hình Lá ở tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng đôi khi chúng có thể tồn tại lâu hơn; cần từ một đến ba tuần để hoàn thành. Khối lượng phải giảm dần trong mẫu hình Lá Cờ. Khối lượng giảm chứng tỏ đây là chốt lời thôi chứ không phải phận phối. Khối lượng mỏng là yêu cầu tuyệt đối của mẫu hình Lá Cờ. Giá thị trường thường sẽ nhảy vọt khỏi mẫu hình này và trở lại xụ hướng trước đó với khối lượng cao hơn đáng kể.

3/ Giao dịch với mẫu hình Lá Cờ
Lá cờ thường sẽ di chuyển bên trong một hình bình hành dốc ngược lại với xu hướng trước đó. Nên thực hiện các vị thế vào ngày có khối lượng lớn đầu tiên trên điểm phá vỡ rõ ràng từ hình bình hành này.

Chúng ta cũng có thể áp dụng cho VNindex giai đoạn hiện tại. Tham khảo bài viết Nhận định thị trường 23/12/2022: Thị trường dừng đà giảm, tiêu điểmLPB
Nguồn: Phân tích mẫu hình biểu đồ Dan Zanger